Các chuẩn kết nối ổ cứng

Các chuẩn kết nối ổ cứng

Ổ đĩa cứng là thành phần không thể thiếu của một hệ thống máy tính. Nó là nơi lưu trữ hệ điều hành, cài đặt các phần mềm, tiện ích cũng như lưu trữ dữ liệu để sử dụng.

Những hiểu biết cơ bản về ổ đĩa cứng sẽ giúp bạn sử dụng tốt hơn.

Bài viết không nhằm giới thiệu chi tiết các linh kiện, bộ phận hay cách hoạt động bên trong ổ cứng mà mang đến cho bạn hiểu biết khái quát về các loại ổ cứng thông dụng hiện nay, cách nối kết vào hệ thống, cài đặt và sử dụng.

huẩn kết nối: IDE và SATA

Hiện nay ổ cứng gắn trong có 2 chuẩn kết nối thông dụng là IDE và SATA. Khi muốn mua mới hoặc bổ sung thêm một ổ cứng mới cho máy tính của mình, bạn cần phải biết được bo mạch chủ (motherboard) hỗ trợ cho chuẩn kết nối nào. Các dòng bo mạch chủ được sản xuất từ 2 năm trở lại đây sẽ có thể hỗ trợ cả hai chuẩn kết nối này, còn các bo mạch chủ trở về trước thì sẽ chỉ hỗ trợ IDE. Bạn cần xem thêm thông tin hướng dẫn kèm theo của bo mạch chủ mình đang sử dụng hoặc liên hệ nhà sản xuất để biết chính xác được chuẩn kết nối mà nó hỗ trợ.

IDE (EIDE)

Parallel ATA (PATA) hay còn được gọi là EIDE (Enhanced intergrated drive electronics) được biết đến như là 1 chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng hơn 10 năm nay. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 100 MB/giây. Các bo mạch chủ mới nhất hiện nay gần như đã bỏ hẳn chuẩn kết nối này, tuy nhiên, người dùng vẫn có thể mua loại card PCI EIDE Controller nếu muốn sử dụng tiếp ổ cứng EIDE.

SATA (Serial ATA)

Nhanh chóng trở thành chuẩn kết nối mới trong công nghệ ổ cứng nhờ vào những khả năng ưu việt hơn chuẩn IDE về tốc độ xử lý và truyền tải dữ liệu. SATA là kết quả của việc làm giảm tiếng ồn, tăng các luồng không khí trong hệ thống do những dây cáp SATA hẹp hơn 400% so với dây cáp IDE. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 150 - 300 MB/giây. Đây là lý do vì sao bạn không nên sử dụng ổ cứng IDE chung với ổ cứng SATA trên cùng một hệ thống. Ổ cứng IDE sẽ “kéo” tốc độ ổ cứng SATA bằng với mình, khiến ổ cứng SATA không thể hoạt động đúng với “sức lực” của mình. Ngày nay, SATA là chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng nhất và cũng như ở trên, ta có thể áp dụng card PCI SATA Controller nếu bo mạch chủ không hỗ trợ chuẩn kết nối này.

Bạn có thể yên tâm là các phiên bản Windows 2000/XP/2003/Vista hay phần mềm sẽ nhận dạng và tương thích tốt với cả ổ cứng IDE lẫn SATA. Tuy vậy, cách thức cài đặt chúng vào hệ thống thì khác nhau. Do đó, bạn cần biết cách phân biệt giữa ổ cứng IDE và SATA để có thể tự cài đặt vào hệ thống của mình khi cần thiết. Cách thức đơn giản nhất để phân biệt là nhìn vào phía sau của ổ cứng, phần kết nối của nó.


Giao diện kết nối phía sau của ổ cứng IDE và SATA


Phân biệt 2 loại cáp truyền tải dữ liệu của SATA và EIDE (IDE)

Ổ cứng PATA (IDE) với 40-pin kết nối song song, phần thiết lập jumper (10-pin với thiết lập master/slave/cable select) và phần nối kết nguồn điện 4-pin, độ rộng là 3,5-inch. Có thể gắn 2 thiết bị IDE trên cùng 1 dây cáp, có nghĩa là 1 cáp IDE sẽ có 3 đầu kết nối, 1 sẽ gắn kết vào bo mạch chủ và 2 đầu còn lại sẽ vào 2 thiết bị IDE.

Ổ cứng SATA có cùng kiểu dáng và kích cỡ, về độ dày có thể sẽ mỏng hơn ổ cứng IDE do các hãng sản xuất ổ cứng ngày càng cải tiến về độ dày. Điểm khác biệt dễ phân biệt là kiểu kết nối điện mà chúng yêu cầu để giao tiếp với bo mạch chủ, đầu kết nối của ổ cứng SATA sẽ nhỏ hơn, nguồn đóng chốt, jumper 8-pin và không có phần thiết lập Master/Slave/Cable Select, kết nối Serial ATA riêng biệt. Cáp SATA chỉ có thể gắn kết 1 ổ cứng SATA.

Ngoài 2 chuẩn kết nối IDE (PATA) và SATA, các nhà sản xuất ổ cứng còn có 2 chuẩn kết nối cho ổ cứng gắn ngoài là USB, FireWire. Ưu điểm của 2 loại kết nối này so với IDE và SATA là chúng có thể cắm “nóng” rồi sử dụng ngay chứ không cần phải khởi động lại hệ thống.

USB (Universal Serial Bus)

USB 2.0 là chuẩn kết nối ngoại vi cho hầu hết các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. Loại kết nối này có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 480 MB/giây. Tốc độ duy trì liên tục khoảng từ 10 - 30 MB/giây, tuỳ thuộc vào những nhân tố khác nhau bao gồm loại thiết bị, dữ liệu được truyền tải và tốc độ hệ thống máy tính. Nếu cổng USB của bạn thuộc phiên bản cũ hơn 1.0 hay 1.1 thì bạn vẫn có thể sử dụng ổ cứng USB 2.0 nhưng tốc độ truyền tải sẽ chậm hơn.

FireWire

FireWire còn được gọi là IEEE 1394, là chuẩn kết nối xử lý cao cấp cho người dùng máy tính cá nhân và thiết bị điện tử. Giao diện kết nối này sử dụng cấu trúc ngang hàng và có 2 cấu hình:

FireWire 400 (IEEE 1394a) truyền tải môt khối lượng dữ liệu lớn giữa các máy tính và những thiết bị ngoại vi với tốc độ 400 MB/giây. Thường dùng cho các loại ổ cứng gắn ngoài, máy quay phim, chụp ảnh kỹ thuật số…

FireWire 800 (IEEE 1394b) cung cấp kết nối tốc độ cao (800 MB/giây) và băng thông rộng cho việc truyền tải nhiều video số và không nén, các tập tin audio số chất lượng cao. Nó cung ứng khả năng linh hoạt trong việc kết nối khoảng cách xa và các tuỳ chọn cấu hình mà USB không đáp ứng được.

Có thể tham khảo thêm về USB 2.0 với FireWire 400, FireWire 800 http://www.barefeats.com/usb2.html

->Xem chi tiết...

Mặc dù chiếm một chi phí khá thấp trong toàn bộ giá trị của một chiếc máy tính nhưng bộ giải nhiệt cho máy tính, đặc biệt là cho CPU, có một ý nghĩa rất quan trọng. Nếu bộ giải nhiệt không hoạt động, ngay lập tức hệ thống sẽ bị ngắt ngang hoặc thậm chí hỏng cả CPU. Bộ giải nhiệt chúng ta thường sử dụng là quạt hút-thổi, ưu điểm của nó là dễ lắp đặt và chi phí thấp, nhưng có một số nhược điểm là nó hút bụi vào máy và gây nhiều tiếng ồn khi hoạt động. Một loại thiết bị giải nhiệt khác là thiết bị giải nhiệt bằng nước, với thiết bị giải nhiệt này chúng ta cần chú ý nhất là cách lắp đặt, sau đây xin mời các bạn xem hướng dẫn cách lắp đặt.






Cách lắp đặt bộ giải nhiệt bằng nước




















Mặc dù chiếm một chi phí khá thấp trong toàn bộ giá trị của một chiếc máy tính nhưng bộ giải nhiệt cho máy tính, đặc biệt là cho CPU, có một ý nghĩa rất quan trọng. Nếu bộ giải nhiệt không hoạt động, ngay lập tức hệ thống sẽ bị ngắt ngang hoặc thậm chí hỏng cả CPU. Bộ giải nhiệt chúng ta thường sử dụng là quạt hút-thổi, ưu điểm của nó là dễ lắp đặt và chi phí thấp, nhưng có một số nhược điểm là nó hút bụi vào máy và gây nhiều tiếng ồn khi hoạt động. Một loại thiết bị giải nhiệt khác là thiết bị giải nhiệt bằng nước, với thiết bị giải nhiệt này chúng ta cần chú ý nhất là cách lắp đặt, sau đây xin mời các bạn xem hướng dẫn cách lắp đặt.














Đầu tiên các bạn hãy nhắm chừng những khoảng trống trong thùng máy tính và khoan một vài lỗ nếu cần để lắp các thiết bị vào. Hệ thống làm mát bằng nước gồm có các thành phần chính như sau:



  • Một máy bơm

  • Bộ xử lý nước nóng

  • Những đầu giải nhiệt gắn vào các thiết bị cần làm mát trên máy tính

  • Bình chứa nước mát


  • Quạt làm mát

  • Thiết bị đo mực nước

  • Ống nhựa dẫn nước

  • Dung dịch nước làm mát (nước + khí)





CPU, card đồ họa, chipset trên mainboard, ổ đĩa cứng, v.v. để gắn các đầu giải nhiệt trực tiếp vào.


Thay quạt giải nhiệt trên card đồ họa bằng thiết bị làm mát bằng nước:



  • Gỡ quạt giải nhiệt ra

  • Dán một lớp keo dẫn nhiệt lên bề mặt chip đồ họa, và gắn đầu giải nhiệt trực tiếp vào.


Tương tự, thay bộ giải nhiệt cho chipset trên bo mạch chủ, cho ổ cứng. Ổ cứng là thành phần tỏa nhiệt khá lớn khi nó hoạt động, bởi vì bên trong ổ cứng, các đĩa từ sẽ quay liên tục với tốc độ rất cao kể từ lúc mở máy. Sau cùng là gắn giải nhiệt cho CPU, hãy gắn CPU vào bo mạch chủ trước, dán lên bề mặt CPU một lớp keo dẫn nhiệt, sau đó lắp đầu giải nhiệt trực tiếp vào, nhớ vặn các chốt cho kỹ để bộ giải nhiệt tiếp xúc an toàn với CPU.













Bây giờ, các bạn hãy lắp ráp các thiết bị phần cứng còn lại vào bo mạch chủ và lắp bo mạch chủ vào thùng máy, lắp các card PCI, ổ đĩa, bộ nguồn vào. Thực hiện cắm các cáp nguồn.


Tiếp theo, hãy lắp bộ xử lý nước nóng vào, nhớ là phải lắp quạt làm mát trước. Gắn bình chứa nước làm mát vào đầu máy bơm, nếu cần hãy khoan một vài lỗ để dễ đặt dây cấp nguồn cho máy bơm.


Đến đây chúng ta hãy gắn các ống dẫn nước vào : hãy đảm bảo đường đi của nước là từ máy bơm, đi qua những đầu giải nhiệt trực tiếp đã gắn trên các thiết bị máy tính, sau đó đến bộ xử lý nước nóng đặt phía trên. Nước nóng sau khi được làm mát trở lại sẽ trở về bình chứa đặt tại máy bơm. Nhớ cẩn thận xiết chặt các mối nối của ống dẫn.



Sau cùng các bạn hãy đổ dung dịch làm mát vào bình chứa và khởi động máy bơm. Các bạn hãy cho nó hoạt động vài giờ, sau đó có thể chỉnh sửa cho thông thoáng thùng máy.






Đây là một hệ thống làm mát khá cầu kỳ nhưng nó khắc phục được một số khuyết điểm của bộ làm mát bằng quạt. Nếu các bạn không ngại việc ứng dụng những kỹ thuật thuật mới thì có thể đầu tư cho mình một hệ thống làm mát bằng nuớc như vậy.


->Xem chi tiết...
Google